Mang thai là quá trình vô cùng hạnh phúc và ngọt ngào của các mẹ bầu. Tuy nhiên quá trình này cũng không hề dễ dàng vì sẽ có rất nhiều thay đổi đến với cơ thể của các mẹ, cụ thể là những cơn gò cứng bụng khiến mẹ cảm thấy khó chịu và lo lắng. Vậy khi thai 15 gò cứng bụng có gì nguy hiểm không? Hãy cùng nhau tìm hiểu về hiện tượng này để có những kiến thức chính xác giúp mẹ và bé thêm yên tâm nhé!
Sự phát triển của thai nhi trong tuần thứ 15
Giai đoạn bước sang tháng thứ 4 của thai kỳ, là giai đoạn vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Đây cũng là lúc mà mẹ bước vào tam cá nguyệt thứ 2 (bao gồm tháng 4, 5, 6). Thời điểm này, em bé chỉ nặng khoảng chừng 100g và có chiều dài tầm 15cm mà thôi.
Ngoài ra, tay và chân của bé cũng dần hoàn thiện. Bên cạnh đó, mí mắt, lông mi, chân mày, tóc và cả móng tay đã bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển. Đặc biệt, sự phát triển của thai nhi rõ ràng nhất đó là hệ thần kinh đi vào hoạt động, em bé có thể mút ngón tay hoặc ngáp,…
Mẹ bắt đầu cảm nhận sự hiện diện của thai nhi trong cơ thể mình
Ngoài ra, phần xương và răng của trẻ cũng ngày một phát triển và trở nên cứng cáp hơn. Bé yêu thậm chí còn có những biểu hiện đáng yêu như mút tay, ngáp hay nhăn mặt nữa đấy!
Khi mẹ bầu chuyển sang tuần thứ 15 của thai kỳ, hệ thần kinh và các giác quan của bé đã bắt đầu hoàn thiện chức năng. Theo các chuyên gia, thai nhi đã có thể cảm nhận và lắng nghe được âm thanh từ người mẹ.
Giới tính của trẻ ở giai đoạn này cũng được chuẩn đoán tương đối chính xác nhờ tuyến tiền liệt ở bé trai đã bắt đầu phát triển. Trong khi ở bé gái, buồng trứng sẽ dần di chuyển từ bụng đến vùng hố chậu. Khi đi siêu âm mẹ sẽ có thể quan sát được khuôn mặt của con một cách rõ ràng. Đặc biệt công nghệ siêu âm Doppler còn giúp mẹ nghe thấy nhịp tim thai.
Vì sao mẹ bầu lại bị gò cứng bụng?
Những lí do sau đây là nguyên nhân gây nên hiện tượng gò bụng mà các mẹ bầu nên chú ý:
- Do tử cung cần phải giãn nở to ra để chứa em bé nên xuất hiện những cơn co thắt.
- Áp lực lớn lên tử cung, tử cung bị chèn giữa khoang chậu, bàng quang và trực tràng do sự phát triển của thai nhi.
- Bé lớn dần, khung xương phát triển và dài ra nên khi bé xoay người sẽ dẫn đến những cơn gò bụng.
- Cơn gò giúp đẩy em bé vào đúng vị trí sinh, chuẩn bị cho sự chào đời.
- Thường xuất hiện khi thai phụ mệt mỏi, phải làm việc căng thẳng hay vất vả, mất nước hay đi đứng quá nhiều.
- Mẹ bầu bị táo bón do thai kỳ. Vì thế, thai phụ nên cân nhắc chế độ ăn, sử dụng những thực phẩm phù hợp, giàu chất xơ tránh cho hệ tiêu hóa phải làm việc căng thẳng gây ảnh hưởng đến tử cung.
- Tâm lý của người mẹ: những cảm xúc của mẹ có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của thai nhi và gây ra hiện tượng gò cứng bụng. Đây cũng có thể hiểu như các bé chia sẻ tâm trạng cùng mẹ. Vì thế nên mẹ bầu nên giữ tinh thần và trạng thái lạc quan, vui vẻ để bé phát triển một các tốt nhất.
- Rạn da xuất hiện khi bụng mẹ bầu lớn lên, tăng cân nhanh chóng và làn da chưa đủ thời gian để thích nghi với sự thay đổi này.
Thai 15 tuần gò cứng bụng có gì nguy hiểm không?
Cơn gò sinh lý, hay cơn gò bụng giả, hay còn được các chuyên gia gọi là “Braxton – Hicks”, thường xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4 cho đến những tuần cuối của thai kỳ. Những cơn gò này xuất hiện ngẫu nhiên, không có tính chu kỳ. Đồng thời cơn gò sinh lý cũng không tăng dần theo thời gian và không thay đổi tử cung của mẹ bầu. Đây là hiện tượng bình thường sẽ xuất hiện trong suốt thai kỳ, báo hiệu cơ thể đang luyện tập cho việc sinh nở và không gây nguy hiểm cho mẹ và bé.
Tình trạng xuất hiện các cơn gò bụng sinh lý trong thai kỳ là điều không thể tránh khỏi và không gây nguy hiểm cho mẹ và bé
Nếu cơn gò bụng gây khó chịu, mẹ bầu có thể áp dụng các biện pháp sau đây để giảm gò bụng:
- Uống nhiều nước
- Thay đổi sang tư thế khác
- Nằm nghiêng sang bên trái để giảm áp lực lên vùng xương chậu và các động mạch.
- Nghỉ ngơi và thư giãn
- Chườm ấm bằng một chiếc khăn mềm giặt ấm rồi chườm lên bụng
- Mẹ có thể tắm nước ấm hoặc ngâm mình trong bồn tắm để thư giãn
- Tập yoga: yoga là bộ môn mang lại nhiều lợi ích cho mẹ bầu vì nó giảm tần số xuất hiện của các cơn gò và các cơn gò khi xuất hiện cũng trở nên nhẹ nhàng hơn.
Mẹ nên uống nhiều nước kết hợp với chế độ dinh dưỡng thích hợp để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của bé
Tình trạng xuất hiện các cơn gò bụng sinh lý là điều không thể tránh khỏi tuy nhiên nó không nguy hiểm gây hại cho mẹ bầu. Vì vậy các mẹ đừng quá lo lắng và hãy yên tâm dưỡng thai nhé!
Thai 15 tuần gò cứng bụng là dấu hiệu bình thường khi mang thai nên mẹ bầu không nên quá lo lắng, hãy chú ý dưỡng thai và giữ tâm trạng lạc quan để chào đón một thành viên mới trong gia đình nhé! Tuy nhiên, nếu mẹ cảm thấy cơn gò cứng bụng xuất hiện thường xuyên với cường độ tăng lên liên tục trong 2-3 tiếng đồng hồ thì hãy đến cơ sở sản phụ khoa gần nhất để kiểm tra ngay lập tức nhé vì đây có thể là dấu hiệu sinh non gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
>>> Xem thêm: Các bài tập yoga giảm gò bụng khi mang thai
>>> Xem thêm: Bà bầu bị gò bụng có nên dùng thuốc giảm đau?