Gò bụng là một trong những hiện tượng thường gặp phải ở các mẹ bầu. Tuy nhiên, tùy vào từng thời điểm của thai kỳ và mức độ để mẹ có thể xác định chính xác loại gò bụng là gì. Khi bầu 4 tháng bị gò bụng có thể là do các cơn gò sinh lý bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của việc sinh non. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn thông qua bài viết dưới đây nhé!
Gò cứng bụng ở tháng thứ 4 có nguy hiểm?
Các nguyên nhân của hiện tượng gò bụng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bà bầu mang thai bị gò bụng, tuy nhiên trong đó cảm xúc của bà bầu được coi là nguyên nhân chính. Bụng mẹ bầu sẽ co cứng lại nếu mẹ buồn, hạnh phúc, hoặc căng thẳng quá đột ngột gây ảnh hưởng đến trẻ khiến trẻ gò cứng bụng. Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân khác như là: Hiện tượng táo bón, xương của trẻ đang phát triển, trẻ phát triển khiến cho tử cung bị áp lực.
Ngoài ra, tác dụng của những cơn gò bụng sẽ giúp thai nhi vào đúng vị trí sinh của mẹ, chuẩn bị cho sự chào đời của trẻ, hoặc còn dạ báo hiệu cho việc mẹ chuẩn bị chuyển dạ. Vì vậy mẹ bầu cần nắm vững và phân biệt những cơn gò bụng để có những điều chỉnh phù hợp và an toàn nhất.
Cảm xúc là nguyên nhân chính khiến mẹ bị gò bụng.
Khi bầu 4 tháng bị gò cứng bụng, mẹ và bé có nguy hiểm?
Các cơn gò bụng sinh lý thường sẽ xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4, từ tuần 16-18. Mẹ bầu không nên lo lắng vì đây thực chất chính là bước đầu tiên để tử cung tập luyện, rèn luyện cho ngày sinh và tăng cao khả năng có thể chịu đựng của phụ nữ. Các đặc điểm của cơn gò sinh lý như:
- Căng tức vùng bụng tuy nhiên không có cảm giác đau
- Cơn gò sinh lý thường kéo dài khoảng 30 giây, không thành cơn, hay xuất hiện bất ngờ
- Xảy ra nhiều nhất 1 đến 2 lần trên nhiều giờ
- Không gia tăng số lần theo thời gian hay thay đổi cổ tử cung của mẹ.
- Sẽ biến mất khi bà bầu nghỉ ngơi.
- Cơn gò chuyển dạ sinh non
Cơn gò bụng ở tháng thứ 4 là cơn gò sinh lý
Tuy nhiên, cơn gò sinh non cũng thường xảy ra trước 37 tuần trong thai kỳ. Các mẹ bầu khi có những dấu hiệu như vỡ ối, ra nhầy hồng âm đạo, tiêu chảy, thì phải đến bệnh viện ngay để thăm khác và nhận được sự hỗ trợ từ phía bác sĩ. Những biểu hiện của cơn gò bụng sinh non như:
- Rỉ ối, ra máu sâm đạo
- Khi nghỉ ngơi hay thay đổi tư thế cũng không thuyên giảm
- Cơn gò bụng sẽ xuất hiện từ 10-20 phút một lần
- Khung chậu mẹ bầu sẽ co thắt, bụng cứng, đau âm ỉ
Khi bầu 4 tháng bị gò cứng bụng, mẹ nên làm gì?
Đối với cơn gò bụng sinh lý thông thường mẹ nên:
- Tắm nước ấm và ngâm bồn hay sử dụng một chiếc khăn ấm để chườm lên bụng.
Tắm nước ấm sẽ giúp mẹ bầu thư giãn, khắc phục những cơn gò bụng.
- Đi bộ: giúp mẹ bầu giảm nguy cơ đau lưng, chuột rút ở chân trong những cơn gò bụng. Ngoài ra đi bộ còn giúp cho máu huyết của mẹ bầu lưu thông, thư giãn
- Bơi lội: Bơi hoặc đi lại trong nước sẽ giúp mẹ bầu giảm được trọng lượng trên cơ thể nhờ có áp lực của nước, khiến cơ thể mẹ dễ chịu và thoải mái hơn.
Mẹ bầu 4 tháng bị gò cứng bụng nên bơi lội để giảm tình trạng khó chịu
- Yoga bà bầu: Luyện tập yoga không chỉ giúp mẹ thuyên giảm và dễ chịu hơn ở những cơn gò bụng, giúp mẹ phòng tránh được nhiều bệnh và các triệu chứng khác trong thai kỳ.
- Xe đạp địa hình phẳng: Đạp xe địa hình phẳng giúp cho mẹ có tinh thần thư giãn, đặc biệt sẽ giúp cho máu dễ dàng lưu thông ở các tĩnh mạch và hạn chế cơn gò bụng.
Tuy nhiên trong trường hợp có dấu hiệu của chuyển dạ hoặc sinh non, mẹ hãy đến trung tâm y tế, bệnh viện để nhận được sự hỗ trợ từ khác các sĩ chuyên khoa.
Lời kết
Qua những thông tin trên, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu 4 tháng bị gò cứng bụng phải làm sao? Và những phương pháp khi mẹ bầu bị gò cứng bụng. Hy vọng rằng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất nhé!
>>> Xem thêm: Bà bầu bị gò bụng khó thở có nên luyện tập thể dục?
>>> Xem thêm: Những món ăn giảm triệu chứng gò cứng bụng khi thai 16 tuần